PHẬT ĐẢNH ĐẠI LUÂN NHỨT TỰ MINH VƯƠNG CHƠN NGÔN: Gọi là Thần Chú BỘ-LÂM
kéo lưỡi ngân âm thanh dài ra, hai chữ hợp lại làm một chữ, cũng nói Bộ-lâm hoặc Phô-long. Lại nói Bộ-lung, hoặc Bột-long. Bất Không Tam Tạng dịch: Bột-lỗ-úm ba chữ hợp lại làm một chữ. Chữ rằng chữ Lỗ kéo dài lưỡi chung làm một âm. Lại nữa, tiếng kéo dài ra từ trong yết hầu mà phát âm thanh như đánh trống lớn. Bản xưa dịch Bộ-lâm hơi sai không được đúng lắm. Như vậy âm giọng rất khó đúng chỉ người nào giỏi Phạn âm mới có thể được đó).
Kinh Căn Bản Nghi Quỹ nói: Phật Đảnh Đại Luân Nhứt Tự Minh Vương này được thành tựu cho đến đối với chánh pháp của Đức Như Lai khi sắp muốn diệt, có công năng làm các Phật sự. Lại hay ủng hộ tất cả Pháp tạng của các Đức Như Lai. Một chữ Minh Vương này, sau khi Phật diệt độ trong thời kỳ mạt pháp, giúp đỡ người tu hành ở trong thế gian được thù thắng hơn tất cả chơn ngôn, và chư Phật, Bồ-tát cũng đều thọ trì, bởi vì quá khứ Phật Bồ-tát đã truyền nói. Nếu ở chỗ nào có người tu hành chuyên tâm trì tụng Đại Minh Chú này, ở chỗ đó trong khoảng địa giới, năm do-tuần có tất cả các ác tinh diệu (sao xấu) không dám xâm gần, các ác quỷ thần đều tự chạy trốn tản mất, cho đến tất cả các ác không dám làm hại, hơn nữa với Thiên nhơn, Thánh nhơn, cũng không dám gần. Nếu người trì tụng tất cả nghiệp chướng đều được thanh tịnh, nếu có ủng hộ hay ẩn thân mình, nhập vào tất cả trong nhiều các bộ, không chỗ chướng ngại, đối với thế gian và xuất thế gian không dám làm hại, có công năng bẻ gãy tất cả các ác chú trong thế gian. Chơn ngôn này là đỉnh đầu của tất cả chư Phật, là tâm của Văn-thù Bồ-tát, hay ban thí vô úy (không sợ hãi) hay ban an vui cho tất cả chúng sanh, phàm có tu trì tùy ý đắc quả, đồng ngọc Như ý châu có công năng làm mãn nguyện tất cả, nếu trì tụng các Thần chú khác mà không thành tựu, nên dùng chơn ngôn này cùng chung Thần chú khác đồng trì tụng, quyết định thành tựu. Nếu không thành tựu và linh nghiệm, thì các Chư Thần của Thần chú kia đầu sẽ phá bể làm bảy phần. Phải biết Chơn ngôn này hay giúp tất cả các Thần chú mau được thành tựu.
kéo lưỡi ngân âm thanh dài ra, hai chữ hợp lại làm một chữ, cũng nói Bộ-lâm hoặc Phô-long. Lại nói Bộ-lung, hoặc Bột-long. Bất Không Tam Tạng dịch: Bột-lỗ-úm ba chữ hợp lại làm một chữ. Chữ rằng chữ Lỗ kéo dài lưỡi chung làm một âm. Lại nữa, tiếng kéo dài ra từ trong yết hầu mà phát âm thanh như đánh trống lớn. Bản xưa dịch Bộ-lâm hơi sai không được đúng lắm. Như vậy âm giọng rất khó đúng chỉ người nào giỏi Phạn âm mới có thể được đó).
Kinh Căn Bản Nghi Quỹ nói: Phật Đảnh Đại Luân Nhứt Tự Minh Vương này được thành tựu cho đến đối với chánh pháp của Đức Như Lai khi sắp muốn diệt, có công năng làm các Phật sự. Lại hay ủng hộ tất cả Pháp tạng của các Đức Như Lai. Một chữ Minh Vương này, sau khi Phật diệt độ trong thời kỳ mạt pháp, giúp đỡ người tu hành ở trong thế gian được thù thắng hơn tất cả chơn ngôn, và chư Phật, Bồ-tát cũng đều thọ trì, bởi vì quá khứ Phật Bồ-tát đã truyền nói. Nếu ở chỗ nào có người tu hành chuyên tâm trì tụng Đại Minh Chú này, ở chỗ đó trong khoảng địa giới, năm do-tuần có tất cả các ác tinh diệu (sao xấu) không dám xâm gần, các ác quỷ thần đều tự chạy trốn tản mất, cho đến tất cả các ác không dám làm hại, hơn nữa với Thiên nhơn, Thánh nhơn, cũng không dám gần. Nếu người trì tụng tất cả nghiệp chướng đều được thanh tịnh, nếu có ủng hộ hay ẩn thân mình, nhập vào tất cả trong nhiều các bộ, không chỗ chướng ngại, đối với thế gian và xuất thế gian không dám làm hại, có công năng bẻ gãy tất cả các ác chú trong thế gian. Chơn ngôn này là đỉnh đầu của tất cả chư Phật, là tâm của Văn-thù Bồ-tát, hay ban thí vô úy (không sợ hãi) hay ban an vui cho tất cả chúng sanh, phàm có tu trì tùy ý đắc quả, đồng ngọc Như ý châu có công năng làm mãn nguyện tất cả, nếu trì tụng các Thần chú khác mà không thành tựu, nên dùng chơn ngôn này cùng chung Thần chú khác đồng trì tụng, quyết định thành tựu. Nếu không thành tựu và linh nghiệm, thì các Chư Thần của Thần chú kia đầu sẽ phá bể làm bảy phần. Phải biết Chơn ngôn này hay giúp tất cả các Thần chú mau được thành tựu.
No comments:
Post a Comment